Nghiên cứu thủ tục cho vay thông thoáng
Theăngkhảnăngtiếpcậnvốnchodoanhnghiệcode python onlineo Công điện số 990 của Thủ tướng vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát kỹ lại, nghiên cứu thủ tục cho vay thông thoáng và giảm lãi suất cho vay, triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 15.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, rà soát, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính không còn phù hợp gây tốn kém, phiền hà, tăng chi phí cho người dân, doanh nghiệp (DN). Thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho DN, người dân tiếp cận vốn tín dụng, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tăng cường hơn nữa kết nối NH - DN; tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ hiệu quả khách hàng gặp khó khăn, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thủ tướng đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Đến ngày 11.10 mới đạt 6,29%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (11,12%) và định hướng điều hành cả năm 2023 (14 - 15%); thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 75,5% dự toán năm…
Trước đó vào đầu tháng 7, trong cuộc làm việc với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) VN, Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN và các NH cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay…
TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), nhận xét: Từ nhiều tháng nay, các cơ quan ban ngành, NH cũng đã rà soát lại các điều kiện cho vay, cũng đưa ra các giải pháp để tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng nghịch lý DN muốn vay thì lại không đủ điều kiện vay, còn DN đủ điều kiện vay thì lại không muốn vay vẫn tồn tại. Bản thân các NH thương mại sẽ tùy thuộc vào "khẩu vị" rủi ro của mình để triển khai hoạt động cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ trước đến nay, điều kiện cho vay đều giữ nguyên nên cũng khó để thay đổi vì liên quan đến vấn đề nợ xấu của hệ thống.
"Để đẩy mạnh cho vay trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ phải tập trung đẩy tổng cầu tăng lên, đẩy nhanh đầu tư công để từ đó các DN có dòng tiền tốt hơn. Lúc này NH cũng sẽ mạnh dạn cho vay nhiều hơn", TS Nguyễn Đức Độ đề xuất.
Giảm hệ số rủi ro trong hoạt động cho vay
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng thì giải pháp cấp bách nhất hiện nay là tháo gỡ tính pháp lý cho đất đai. Đây là điều kiện tiên quyết giúp DN, đặc biệt DN bất động sản tiếp cận được nguồn vốn từ NH. Khi dự án có đầy đủ tính pháp lý thì mới có thể đưa vào NH làm tài sản thế chấp vay, chứ không chủ đầu tư cũng "chết" trên đống tài sản.
Theo ông Lê Hoàng Châu, các NH vẫn dựa vào tài sản thế chấp do đảm bảo an toàn cho hệ thống. Nhưng ông Châu đề xuất các NH có thể xem xét để cho DN vay một khoản tín chấp nhất định theo lịch sử tín dụng. "Nhưng cái khó là chính NH không đủ năng lực để đánh giá tín nhiệm của DN nên phải thông qua các công ty đánh giá tín nhiệm. Trên thị trường hiện có 5 công ty đánh giá tín nhiệm, nhưng có hơn 800.000 DN. Chính vì vậy, để thực hiện hoạt động cho vay tín chấp đồng loạt thì cũng khó khăn khi NH không thể thực hiện đánh giá tín nhiệm của các DN", bản thân ông Châu cũng băn khoăn.
Để đẩy mạnh cho vay trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ phải tập trung đẩy tổng cầu tăng lên, đẩy nhanh đầu tư công để từ đó các doanh nghiệp có dòng tiền tốt hơn. Lúc này ngân hàng cũng sẽ mạnh dạn cho vay nhiều hơn.
TS NGUYỄN ĐỨC ĐỘTrong khi đó, TS Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), phân tích: Trong thực tế, có nhiều DN dù có tài sản như văn phòng, nhà xưởng nhưng không được thế chấp để vay vốn trung, dài hạn mà NH chỉ chấp nhận cho vay ngắn hạn (khoản vay 1 năm trở xuống). Nhưng cũng tài sản này, DN có thể bảo đảm cho một lô trái phiếu phát hành vay vốn bên ngoài và NH có thể tham gia mua trái phiếu đó. Đây là nghịch lý và mâu thuẫn nhau nhưng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua. Hay như DN có tài sản thiết bị, máy móc cũng không thể cầm cố vay vốn trung, dài hạn.
Các DN không vay được vốn trung, dài hạn thì sẽ luôn bị áp lực về lãi suất và dòng tiền thu về để thanh toán nợ cho các nhà băng và khó chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt với các DN siêu nhỏ, công ty khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ… không có tài sản thế chấp thì không thể nào vay được vốn từ NH. Muốn thế chấp hàng tồn kho hay như dịch vụ bao thanh toán thì lãi suất, phí quá cao khiến nhiều DN cũng không thực hiện. Hơn nữa, hoạt động cho vay thế chấp hàng tồn kho chỉ áp dụng đối với một số ít loại hàng hóa nhất định như nguyên vật liệu, nông sản… nên cũng hạn chế số DN tiếp cận.
Vì vậy, theo TS Lê Đạt Chí, để tháo gỡ điều kiện tiếp cận vốn cho DN nhưng vẫn đảm bảo theo các tiêu chuẩn, an toàn cho hệ thống tài chính NH nói chung, NHNN phải đánh giá phân loại mức độ rủi ro của các loại tài sản để làm thế chấp vay vốn từ NH. Việc phân loại càng chi tiết càng dễ để các NH áp dụng. Ví dụ, trong bất động sản thế chấp thì có thể chia nhỏ ra loại hình bất động sản nào? Tỷ lệ rủi ro đi kèm sẽ theo từng loại. Tỷ lệ rủi ro thấp thì các NH sẽ gia tăng hạn mức cho vay.
Đồng thời, khi nền kinh tế đang cần gia tăng hấp thụ lượng vốn ở nhiều lĩnh vực ưu tiên thì cũng phải đưa hệ số rủi ro cho vay đối với các lĩnh vực này xuống thấp hơn. Ông Chí giả định: hệ số rủi ro đối với khoản vay cho DN khởi nghiệp, công nghệ, nông nghiệp xanh… nếu hiện tại được tính là 100% thì NHNN phải xem xét giảm xuống chỉ còn 50%. Khi đó các NH mới có thể mạnh dạn cho vay đối với các lĩnh vực này mà không cần yêu cầu tài sản thế chấp. Hoặc giảm hệ số rủi ro đối với khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản là nhà ở, nhà xưởng thì hệ số rủi ro cũng phải giảm mạnh nếu như đã phân loại được cụ thể nhiều loại tài sản.
"Trong bối cảnh hiện nay khi thị trường bất động sản trầm lắng thì hệ số rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp bằng bất động sản phải được giảm xuống. Đồng thời, hệ số rủi ro cho các khoản vay có mục đích kinh doanh ở những lĩnh vực ưu tiên cũng thay đổi. Từ đó các NH có thể mạnh dạn xem xét, trong nhiều trường hợp DN chỉ vay vốn ngắn hạn thì không yêu cầu tài sản thế chấp mà chủ yếu dựa trên việc xem xét thông qua báo cáo tài chính, dòng tiền, hoạt động kinh doanh… Chỉ như vậy thì các DN nhỏ, siêu nhỏ hay trong nhiều lĩnh vực mới có thể tiếp cận được vốn NH mà không chỉ phụ thuộc vào mỗi tài sản thế chấp", TS Lê Đạt Chí nói.
Việc điều tiết chính sách tín dụng thông qua thay đổi, điều chỉnh hệ số rủi ro trong hoạt động cho vay của NH là cần thiết và có thể phù hợp trong từng giai đoạn.
Ông Lê Đạt Chí
Vấn đề và Giải pháp: Lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn